5 nguy cơ về sức khỏe dễ xảy ra khi làm việc ở nhà mùa dịch
Nhiều người đang phải làm việc tại nhà trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đại dịch xảy ra. Trong khi việc giãn cách xã hội và không đến văn phòng làm việc là yếu tố quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của vi rút. Nhưng bạn có biết rằng làm việc tại nhà lại có thể gây ra các mối lo ngại tiềm tàng khác về sức khỏe con người. Hãy cùng Medishop điểm qua những nguy hại và cách giữ gìn thể chất khi làm việc tại nhà để có một sức khỏe tốt vừa có thể chống dịch và vừa làm việc hiệu quả nhé.
Work from home trở thành xu hướng làm việc mới mùa dịch
Làm việc tại nhà ảnh hưởng sức khỏe như thế nào ?
Làm việc tại nhà được xem là biện pháp làm việc an toàn nhằm hạn chế virus SARS-CoV-2 lây lan ra cộng đồng. Tuy nhiên chính vì làm việc tại nhà nên việc di chuyển bị hạn chế, khiến cho chúng ta ngồi nhiều trong thời gian dài, như vậy sẽ ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu trong cơ thể. Đồng thời cũng là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan khác trong cơ thể như xương khớp, tim mạch, hệ tiêu hóa….
Đau cơ xương khớp
Một nghiên cứu được công bố từ tạp chí Khoa học môi trường và Sức khỏe cộng đồng đã cho thấy 41,2% người làm việc tại nhà bị đau đau thắt lưng, trong khi 23,5% cho biết có những tình trạng đau mỏi cổ. Hơn một nửa số người được hỏi nói rằng cơn đau lưng, mỏi vai của họ đã trở nên tồi tệ hơn kể từ khi họ bắt đầu làm việc tại nhà. Điều đó cho thấy rằng, việc ngồi ở nhà làm việc rất dễ gây nên nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.
Ngồi lâu trong thời gian dài gây nguy cơ các bệnh xương khớp
Khi ngồi quá lâu, trọng lượng của nửa trên cơ thể sẽ dồn về cột sống và điểm chịu áp lực lớn nhất là cổ, lưng, đốt sống thắt lưng. Do đó, người bệnh thường có cảm giác đau mỏi cơ vai gáy thắt lưng, chuột rút, thậm chí là hoa mắt, đau đầu. Ngoài ra, khi vùng đốt sống bị tỳ đè nhiều làm tăng áp lực, đẩy các đĩa đệm ra làm cho tổ chức đệm phù nề, lâu dần dẫn tới xơ hóa và chèn ép các rễ thần kinh, gây ra đau thần kinh tọa.
Ngồi làm việc nhiều dẫn đến bệnh tim mạch
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng ngồi nhiều chính là nguyên nhân dẫn tới những bệnh tim mạch như: cao huyết áp, tắc động mạch vành ứng đọng ngoại vi do chi dưới ngừng hoạt động, suy tim, đột quỵ… và những người ngồi nhiều có khả năng mắc các bệnh tim cao gấp đôi so với người di chuyển hoặc đứng. Khi ngồi lâu máu sẽ lưu thông chậm hơn, cơ bắp cũng đốt cháy ít chất béo hơn, điều này sẽ làm cho các axit béo có cơ hội làm tắc nghẽn bên trong hệ thống tim mạch của bạn.
Xem thêm: Đừng Coi Thường Hậu Quả Của Bệnh Suy Giãn Tĩnh Mạch
Nguy cơ mắc đái tháo đường, béo phì
Khi ngồi quá lâu, khả năng đáp ứng lượng insulin của cơ thể bị ảnh hưởng, khiến tuyến tụy sản xuất ra insulin nhiều hơn, dẫn đến bệnh tiểu đường. Ngoài ra, khi bạn dành phần lớn thời gian ngồi một chỗ làm việc, khi đó cơ bắp không thể giải phóng được chất béo, nguy cơ tăng cân ở vùng bụng từ đó gây ra bệnh béo phì.
Khi bạn ngồi liên tiếp trong thời gian dài và đứng dậy sẽ xảy ra một số phản ứng phân tử, cụ thể là khi bạn đứng lên sau 90 giây ngồi thì hệ thống tế bào, cơ bắp, cholesterol cũng như lượng đường huyết tất cả sẽ được kích hoạt. Hiệu ứng này có nhiệm vụ đẩy nguồn nhiên liệu vào trong các tế bào, nếu thực hiện thường xuyên thì nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường và béo phì sẽ giảm. Tóm lại, khi bạn ngừng chuyển động trong một thời gian dài sẽ làm tăng các bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường và béo phì.
Xem thêm: Biến Chứng Và Ảnh Hưởng Nguy Hiểm Của Bệnh Tiểu Đường
Mắc các vấn đề về tâm lý
Không chỉ vấn đề về sức khỏe cơ thể dần trở nên rõ ràng từng ngày mà còn đặc biệt là sức khỏe tinh thần sẽ đi xuống. Mặc dù ở nhà đôi khi bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đến văn phòng làm việc nhưng điều đó lại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Bạn sẽ hay thấy mệt mỏi, chán nản, thiếu động lực và buồn ngủ dù đã ngủ rất nhiều. Nguyên nhân đó là bạn ít tiếp xúc ánh sáng mặt trời, não liên tục tiết ra hormone melatonin ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, melatonin sẽ làm cơ thể luôn thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Bên cạnh đó việc không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, đồng nghĩa với não ngưng tiết hormone serotonin, đó là một loại hormone hạnh phúc, giúp tinh thần của bạn vui vẻ và yêu đời hơn.
Áp lực công việc gây nên stress và trầm cảm
Ngoài ra, mọi việc có thể sẽ tệ hơn nếu trường hợp bạn phải ở một mình, vì khi đó bạn sẽ rất dễ rơi vào trạng thái bị cô lập, buồn bã vì không có ai để chia sẻ. Điều đó dẫn đến các căn bệnh rất nguy hiểm như trầm cảm, stress, cao huyết áo, mất ngủ, khó chịu… Từ đó mà làm việc tại nhà trở nên kém hiệu quả hơn.
Làm thế nào để cải thiện sức khỏe khi làm việc tại nhà mùa dịch ?
Di chuyển và vận động thường xuyên
Việc tập thể dục các bài tập đơn giản tại nhà như gập bụng, chống đẩy, nhảy dây, yoga hoặc đi bộ quanh nhà chính là cách dễ dàng để không phải ngồi quá nhiều điều sẽ giúp bạn thư giãn đầu óc, tránh rơi vào tình trạng stress, khiến giúp tinh thần dễ chịu hơn và còn duy trì được sự khỏe mạnh của cơ xương và hệ miễn dịch
Tập thể dục giúp tinh thần tốt hơn khi làm việc tại nhà
Ngoài ra bạn cũng nên dọn dẹp, sắp xếp lại nhà cửa, bạn cần cố gắng đón được càng nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt, có thể bổ sung thêm vitamin để duy trì trạng thái khỏe mạnh của cơ thể. Làm mới không khí trong phòng bằng cách mở cửa sổ, quạt để giữ nhà luôn thông thoáng. Ngoài ra bạn có thể học một kỹ năng mới như nấu ăn, đan len sẽ giúp bạn bớt bức bối khi bị bao vây bởi bốn bức tường.
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Để hỗ trợ cho cơ thể tránh các căn bệnh về tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp, suy nhược cơ thể và quan trọng hơn là tăng cường sức đề kháng phòng bệnh dịch, chúng ta cần có một chế độ ăn đầy đủ năng lượng, đủ chất đạm, vitamin và khoáng chất, uống đủ nước. Chất đạm là nguồn nguyên liệu chính để tạo ra các kháng thể cho cơ thể giúp cho các hệ trong cơ thể hoạt động bình thường, do đó bạn cần ăn những loại thực phẩm giàu chất đạm như cá, trứng, sữa, thủy hải sản, đậu đỗ… Rau quả là nguồn cung cấp bổ sung cho cơ thể các loại vitamin như vitamin A, D, E, C... mà giúp tăng cường, tham gia vào hệ thống miễn dịch.
Thực phẩm nhiều Vitamin và giàu khoáng chất giúp tăng cường sức khỏe
Sử dụng thiết bị theo dõi sức khỏe
Ngoài việc vận động thường xuyên và có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn cũng cần nên trang bị cho bản thân và gia đình mình những thiết bị theo dõi sức khỏe như máy đo huyết áp và máy đo đường huyết
Máy đo huyết áp
Máy đo huyết áp tại nhà không chi phù hợp với theo dõi sức khỏe của người cao tuổi mà còn giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe của cả trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên trong gia đình đặc biệt là trong mùa dịch này. Như bài viết có phân tích ở trên, việc ở ngồi nhiều trong thời gian dài rất dễ gây nên tình trạng như tăng huyết áp hay hạ huyết áp. Do đó từ việc chủ động kiểm soát huyết áp tại nhà, việc phát hiện sớm và điều trị hiệu quả bệnh các bệnh huyết áp sẽ được cải thiện, điều này mang ý nghĩa rất tích cực trong việc chăm sóc sức khỏe.
Xem thêm: Huyết Áp Thấp Và Những Nguy Cơ Tiềm Ẩn Nguy Hại
Máy đo huyết áp Microlife
Máy đo đường huyết
Việc ngồi quá nhiều và tiêu thụ các thực phẩm nhiều đường vào cơ thể chính là nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường. Do đó máy đo đường huyết sẽ là một thiết bị chọn phù hợp để theo dõi sức khỏe mùa dịch. Máy đo đường huyết giúp kiểm soát được chỉ số đường huyết, giúp duy trì đường huyết ở mức độ bình thường, trì hoãn được sự khởi phát của các biến chứng. Thiết bị giúp cho biết đường huyết của cơ thể đang ở mức nào để kịp thời ứng biến, tạo một chế độ sinh hoạt hợp lý như vận động thể chất hàng ngày, ăn nhiều trái cây tươi, rau, ngũ cốc, dầu ôliu.
Máy đo đường huyết giúp theo dõi lượng đường trong máu
Sử dụng đai chống gù khi ngồi làm việc
Sự bùng nổ của COVID đã dẫn đến những thay đổi lớn với cách làm việc và sinh hoạt của hàng triệu nhân viên cũng như người dân. Do đó khái niệm Work From Home (làm việc tại nhà) đã nổi lên như một xu hướng mới cũng như giai đoạn cứu cánh cho các doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết trên đây, Medishop đã giúp cho các bạn hiểu biết hơn về cách phòng tránh các bệnh và tăng cường sức khỏe khi làm việc tại nhà để đạt được sức khỏe thể trạng tốt và vẫn đảm bảo hiệu suất công việc.
Thông tin bạn cần biết:
- Huyết Áp Thấp Và Những Nguy Cơ Tiềm Ẩn Nguy Hại
- Những Điều Quan Trọng Cần Biết Về Bệnh Cao Huyết Áp
- Bệnh Huyết Áp Và Những Điều Quan Trọng Cần Biết
- Tại Sao Cần Thường Xuyên Kiểm Tra Huyết Áp?
source https://www.medishop.com.vn/blogs/video/benh-lam-o-nha-mua-dich
Comments
Post a Comment